Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, rau mùng tơi, dền, rau đay… là những loại rau củ ít bị "tấn công" bởi thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu vì ít sâu
Rau củ quả nào ít nhiễm hóa chất?



Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, rau mùng tơi, dền, rau đay… là những loại rau củ ít bị "tấn công" bởi thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu vì ít sâu bệnh, vỏ dày.> Đậu đỗ, dưa chuột, rau cải tiềm ẩn nguy cơ nhiễm hóa chất

Theo ông Nguyễn Quốc An, một chuyên gia nông nghiệp lâu năm, khoai tây là một trong những loại rau củ khá an toàn cho người tiêu dùng. Nông dân thường phun thuốc trên cây. Do đó, dư lượng thuốc trong củ khoai nằm dưới mặt đất thường thấp hơn trên lá.

Khoai lang, khoai sọ, hành tây... cũng được ông An xếp vào danh sách rau củ an toàn. Các giống khoai củ này thường ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, những loại củ này sau thu hoạch để nhiều ngày nên dư lượng thuốc có thể giảm đi.

Ngoài ra, quả bí xanh, bí đỏ, mướp, bầu tương đối đảm bảo vì các loại cây này vốn không nhiều sâu. Nếu có phun thuốc thì lượng nhiễm vào rau quả ít hơn so với loại rau khác do đặc tính có quá trình hình thành dài ngày. Các loại quả này thường để được lâu sau hái nên lượng thuốc (nếu có) cũng dần mất đi.

Trong các loại rau ăn lá, ông An tư vấn, người tiêu dùng nên chọn những loại rau ít bị sâu bệnh như rau đay, mùng tơi, rau dền, cần tây... Với loại rau gia vị, có rau mùi, thìa là, hẹ là khá an toàn.

Theo ông An, người tiêu dùng nên mua rau, củ đúng mùa vụ, lúc đó cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hơn, nên nông dân ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Chia sẻ về vấn đề về chất lượng rau củ, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho rằng, rau củ phải dùng phân bón mới phát triển được. Mỗi loại rau củ có quy định rõ ràng cách thức và thời gian bón trước khi thu hoạch. Thực tế vẫn có nông dân hôm trước phun thuốc vào rau cho bóng đẹp, hôm sau đã mang ra chợ bán.

Bà Tuyết, một nông dân tại thôn Tằng My, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội, cho biết bà ý thức trong việc giữ gìn sức khỏe cho chính gia đình mình và cho người dùng. Bà nói: 'Vừa rồi, gia đình tôi trồng hơn 2 sào bí xanh, mỗi sào được hơn 2.000 cây. Nếu không có sâu thì không phải phun thuốc, còn nhiều sâu là phải phun. Phun thuốc hóa học phải chờ khoảng 10 ngày đến 15 ngày mới thu hoạch, sử dụng thuốc sinh học, thời gian hái ngắn hơn, khoảng 3-5 ngày sau phun'.



Rau đay vốn ít sâu bệnh nên khá an toàn cho người tiêu dùng. Ảnh: VTC.

Theo ông Nguyễn Quốc An, thuốc bảo vệ thực vật cơ bản có 5 loại. Thuốc tiếp xúc được phun trên bề mặt rau, côn trùng tiếp xúc với thuốc sẽ bị tiêu diệt.

Loại thứ hai là độc vị, tức sâu chỉ chết khi thuốc đi qua hệ tiêu hóa của nó. Thứ ba là thuốc thấm sâu, tức khi phun lên lá rau, thuốc sẽ thấm sâu vào bên trong lá.

Tiếp đến là thuốc xông hơi, để diệt mối, mọt.

Cuối cùng là thuốc nội hấp. Cơ chế hoạt động của thuốc là thấm vào tế bào lá rồi đi khắp cơ thể cây rau và tiêu diệt sâu. Với cây bắp cải, trong quá trình cuốn lá, sâu tơ đã xâm nhập vào trong bắp cải và được nhiều lá ngoài che chắn. Vì vậy, nếu dùng các loại khác thì không thể tiêu diệt được sâu mà phải dùng thuốc nội hấp.

Khi thuốc được phun sẽ thấm vào từng tế bào, đi khắp cây rau. Sẽ nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu nông dân mới phun được vài hôm, thậm chí hôm trước, hôm sau đã mang đi bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao. Rau trước khi dùng được ngâm nước có thể phai thuốc phần nào, trường hợp dùng thuốc nội hấp thì có ngâm rau nhiều giờ cũng không thể hết, ông Ân cho biết.

(VTC)


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Rau củ quả nào ít nhiễm hóa chất?

sữa chua dẻo ca cao bánh quy gừng bò nấu đớp la dua sườn nướng hàn quốc Chà ngon mướp xào làm bánh bao tỏi đau họng sức khỏe nam dui ga xao thit bo salad bo nuong tart cach lam salad nam thit tự chế móc điện thoại táo ngon Điểm danh những món ăn hấp dẫn lòng non xào dưa cải suon nuong xa thực phẩm đau cổ họng Bí quyết nấu cháo ngon và nhừ cách nấu chè đậu xanh hạt sen che bap ngon mực trộn rau bánh mì tẩm trứng nướng cach lam salad dua hau cach lam sinh to trai cay công thức cật heo xào hành tây sườn hầm đậu công thức nấu ăn Súp măng tây cupcake vani Mon tron Chung bánh trâng cach chien muc khuyên thịt ba rọi kho mắm ruốc cÃƒÆ ri cÃƒÆ cách làm thiệp Cún Khang Nộm lưỡi lợn thập cẩm lá chanh kẹo mè lạc phỏ vịt quay nau canh bau banh Doraemon cach lam banh troi chay cà khoai đồ uống giải khát mùa hè gà chiên xù chất phụ gia Thit nướng cách làm mứt chùm ruột 碧海蓝天 XÔi Tuong ngọt kho ngao duong đào tươi ngâm đường Nấm hương cách nấu lẩu cá hai san vien Khéo tay tỉa thiên nga từ táo cach lam sinh to cu sen tag làm nước chanh hương quế thịt bò kho gừng tàu hủ non món chiên Hằng MT lam mi xao gion salad bông cải xanh và đậu hũ mứt khoai tây món Tết Hà Ly món gỏi khế trộn tôm thịt phá lấu chiên cay sò nướng canh rau ngót nấu thịt băm bông bí xào thịt heo nộm thịt gà bắp cải làm tranh giấy vitamin dầu cá Alzheimer teo não mất dau dua muoi chua sữa chua dẻo hương lựu lẩu cá lăng làm bánh bông lan ngon hướng dẩn nấu ăn bánh gối mon oc buou làm bánh không cần lò nướng mon an tet đậu Hà Lan xào tôm nấm muối mè miền nam bánh gan món ngọt trâm phạm miếng cách làm cánh gà nhồi khoai tây bánh nếp nhật bản chữa bệnh tiêu đen Cong bánh quy việt quất cách nấu nước sả sup khoai thịt heo cuộn cà rốt thịt bò cuốn nướng sữa chua thịt gà trộn rau củ yếm nước ép trái cây măng tây gio heo chien nuoc mam Nấu mì trứng gà muối ga chien gion Bún bò viên Cach lam nom du du che dau trang nau nep Cánh gà om ngムviệt XuÃƒÆ lái tom ran mắm Nhận biết thực phẩm không an toàn trang trí đĩa cơm Thịt heo tẩm nước mắm chiên giòn ngon Chuối ngào đường